BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC THĂM VIỆT NAM

Viet Nam

Posted in

Spread the love

THÚC ĐẨY QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Viet Nam

Posted in

Spread the love

DẤU ẤN QUAN HỆ VIỆT MỸ

Viet Nam

Posted in

Spread the love

TƯỚNG NGUYẾN CHÍ VỊNH: "VIỆT - MỸ CAM KẾT KHÔNG XÂM HẠI LỢI ÍCH CHIẾN LƯỢC"

Hợp tác thực chất abc; không xâm hại lợi ích chiến lược, không bao giờ đem chiến tranh đến cho nhau là những cam kết cơ bản trong Hợp tác an ninh và quốc phòng Việt - Mỹ.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Quan hệ Việt - Mỹ là hình mẫu trên thế giới về sự hợp tác khép lại quá khứ, hướng tới tương lai của hai cựu thù . Ảnh: Nhật Quang

https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEhxfdVigQ751DQEmBpYam2qW83snPqFY_f44xCN9TD-R3q3K0GTwH-fFPNhhLNHhGUNC4eD3_nDCr1M4Y5eHn5KSI5MmS6WVYSf1uHJrh5ZNPxf4zhd6Y60J0fj_vhUZ_QVx7KrAYLXX_93SXbWCNFA0K1WIzZJ04oMafSXe0n_P98=
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ, VnExpressphỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Ngày 11/7/1995 Việt Nam và Mỹ chính thức bình thường hoá quan hệ, liệu có thể nêu ra các dấu mốc nào trong hợp tác quốc phòng 20 năm qua thưa ông?

- Rất khó phân ra các giai đoạn phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ từ 1995 đến nay. Thực tế quan hệ Việt - Mỹ được phát triển một cách vững chắc, từng bước, theo nhịp độ vừa phải và kết quả theo từng giai đoạn đều làm hài lòng cả hai bên. Nói như vậy có nghĩa là mối quan hệ Việt - Mỹ nói chung và trong đó có quan hệ quốc phòng hết sức đặc biệt, nhạy cảm vì hai nước là cựu thù, chúng ta không thể xúc tiến mối quan hệ như tất cả các nước khác. Chúng ta phải đi từng bước, từ chỗ xóa dần mặc cảm của cuộc chiến tranh, xóa dần thái độ thù địch, rồi đi đến những tìm hiểu, hiểu biết, từng bước xây dựng lòng tin và tăng cường hợp tác, phát triển.

Tuy nhiên, tôi có thể dẫn ra vài thời điểm đáng nhớ. Đó là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà vào năm 2003. Chuyến thăm để lại dấu ấn nền tảng trong quan hệ quốc phòng hai bên. Hai là, Việt - Mỹ ký Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng năm 2011, vạch ra những khuôn khổ, mức độ, nhịp độ hợp tác và gần đây nhất là Tuyên bố chung về tầm nhìn của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước.

- Nếu nói một cách cô đọng nhất về nguyên tắc trong quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ, ông sẽ nói gì?

- Nguyên tắc trong quan hệ Việt – Mỹ (cũng như đối với tất cả các nước khác) là tôn trọng độc lập, tự chủ, chủ quyền lãnh thổ, tôn trọng chế độ chính trị, lợi ích của nhau, bình đẳng cùng có lợi, và mối quan hệ ấy không gây phương hại, không gây quan ngại cho bất kỳ một quốc gia nào. Hơn thế mối quan hệ đó sẽ đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nguyên tắc này đã được nhấn mạnh trong bản ghi nhớ 2011. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Mỹ Ashton Carter cũng đã mạnh mẽ khẳng định lại nguyên tắc này khi ký tuyên bố về tầm nhìn quốc phòng Việt - Mỹ vừa qua.

- Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang ở tầm đối tác toàn diện, vậy hợp tác quốc phòng giữa hai nước phản ánh mối quan hệ này như thế nào?

- Tôi cho rằng, mọi sự hợp tác đều cần đến lòng tin. Không có lòng tin thì không có hợp tác thực chất, kể cả về chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ... Quan hệ quốc phòng càng cần đến lòng tin. Việt Nam và Mỹ cũng vậy, chúng ta bắt đầu bình thường hóa quan hệ từ năm 1995, nhưng hợp tác quốc phòng đi sau, chậm hơn, thận trọng nhưng vững chắc. Có thể nói, hai bên đã đạt được sự thống nhất không còn muốn là kẻ thù của nhau, không xâm phạm, xâm hại những lợi ích chiến lược của nhau và đặc biệt là cam kết không bao giờ đem chiến tranh đến cho nhau.

- Việt Nam từng là nạn nhân của những thoả hiệp giữa các nước lớn. Điều gì khiến ông tin rằng, Mỹ sẽ không xâm hại Việt Nam?

- Tôi sẽ trả lời câu hỏi này bằng một câu chuyện. Tại Đối thoại Shangri-la năm 2010 ở Singapore, ông Sergei Ivanov, Phó Thủ tướng Nga, đã bày tỏ quan ngại và cho rằng Nga có trách nhiệm với hòa bình, ổn định ở Afghanistan. Các học giả đã đặt câu hỏi: "Nga có định đưa quân trở lại Afganishtan một lần nữa không?" Ông Ivanov trả lời: "Muốn biết điều này hãy hỏi ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang ngồi phía dưới, liệu Mỹ có định bao giờ gửi quân sang Việt Nam nữa không?". Ông Gates lúc ấy chỉ đứng lên và nói đúng một câu: "Never" (không bao giờ). Với những gì đã trải qua trong quá khứ và những gì 2 bên đã nỗ lực đạt được hôm nay, tôi tin Mỹ đã hiểu hậu quả và cái giá phải trả khi đem chiến tranh đến một đất nước yêu chuộng hòa bình và có lòng yêu nước cao độ như Việt Nam.

- Gần đây ông có nói rằng hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ đã đi vào thực chất, cụ thể thực chất ở đây là gì?

- Hợp tác quốc phòng nói chung, đặc biệt là giữa Việt Nam và Mỹ có tính chất tiệm tiến, nó không có bước ngoặt. Đừng nghĩ hợp tác thực chất là hợp tác quân sự hay là về cái gì to tát mà là những nội dung hai bên tìm được cái chung để cùng thực chất thực hiện.

Ví dụ như hợp tác về khắc phục hậu quả chiến tranh, vấn đề tìm kiếm lính Mỹ mất tích (MIA), hay việc Mỹ cung cấp thông tin để chúng ta tìm những chiến sĩ đã hy sinh. Vấn đề khắc phục hậu quả chất độc dioxin, bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Ví dụ như Dự án Mỹ hợp tác với khoản hỗ trợ 84 triệu USD để làm sạch dioxin tại Đà Nẵng, Biên Hòa...

Khắc phục hậu quả chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam - hai quốc gia từng đối đầu trong quá khứ là một ví dụ rất điển hình. Các chính khách ở Quốc hội, Chính phủ, quân đội, ngoại giao Mỹ đều nói rằng, đó là hình mẫu trên thế giới về sự hợp tác khép lại quá khứ, hướng tới tương lai của hai cựu thù. Hợp tác hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới, hay nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển cũng là hoạt động thực chất. Thực chất ở đây có nghĩa là hai bên đã nói với nhau cái gì thì làm cái đó và làm đúng cái mà mình nói.
https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEic6SS9lS-Jy7EILrfWt-eXHsJIxCiFgmKC4A3m2C8nWh8WsqkcTJyO6Up819L_E07UIziTftYQ5IpLfYvVDKwFWZHmTBl6qzI99Qjeg7B5mrZM_17fggZOJtTFOaDdJkE6twHVN2CXaJRvMinuJ4gLfZLtDVB5qNRZgEASoJzg=
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: "Chúng ta có sức mạnh nếu chúng ta giữ được độc lập, tự chủ". Ảnh: Nhật Quang

- Vì sao ông không nhắc đến việc Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam như là một minh chứng cho quan hệ thực chất?

- Tôi không cho là như thế. Mặc dù đây là động thái tích cực của Quốc hội và Chính phủ Mỹ, nhưng tôi cũng không thể không nói rằng điều này là quá muộn. Mỹ còn chưa dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm thì đó một điều bất hợp lý trong mối quan hệ giữa hai nước. Việc Mỹ duy trì một phần còn lại lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam chính là nhân tố "chưa thực chất".

- Theo ông, sức mạnh quốc phòng của Việt Nam sẽ được tăng cường như thế nào sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm này?

- Nếu nói Việt Nam tăng sức mạnh vì có thể mua vũ khí của Mỹ là không chính xác. Chúng ta có sức mạnh nếu chúng ta giữ được độc lập, tự chủ, đồng thời chúng ta có mối hợp tác đa phương, trong đó có cả đa phương về quốc phòng. Về trang bị vũ khí, chúng ta sẽ tự do chọn lựa những gì chúng ta muốn, chúng ta cần. Vấn đề là chúng ta cần có một môi trường rộng lớn hơn để lựa chọn cái chúng ta cần khi cần thiết, nhưng quan trọng hơn, chúng ta có lòng tin rộng lớn hơn của tất cả các quốc gia, theo như chúng ta từng tuyên bố rất nhất quán Việt Nam là bạn của tất cả các nước. Cái đó mới là nhân tố cực kỳ quan trọng để bảo vệ đất nước, chứ không phải là chuyện mua vũ khí.

- Vây còn giá trị của hợp tác Việt Nam và Mỹ trên khía cạnh thực thi pháp luật trên biển?

- Hợp tác giữa cảnh sát biển Việt Nam và Mỹ đang tiến hành tốt, phía Mỹ cùng chia sẻ những kinh nghiệm để thực thi pháp luật trên biển, hỗ trợ chúng ta một số trang bị như xuồng cao tốc, các khóa đào tạo về luật pháp quốc tế, về luật biển, đây là những cái Mỹ có nhiều kinh nghiệm.

Chúng ta hợp tác với Mỹ về thực thi pháp luật trên biển trên cơ sở chính sách nhất quán của chúng ta, là đảm bảo rằng lãnh hải cũng như thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam là vùng an toàn cho các hoạt động tự do hàng hải và luôn được kiểm soát theo đúng pháp luật của Việt Nam, luật pháp quốc tế. 

Vùng biển Việt Nam không có cướp biển, có chăng là cướp biển ở vùng khác chạy vào chúng ta bắt được và giao trả lại. Cái đó không phải tự nhiên mà có, mà phải là do sức mạnh của chính chúng ta, chúng ta quan tâm đến bảo vệ an toàn không chỉ cho tàu bè của mình, ngư dân mình, mà còn đảm bảo an toàn cho đường vận tải hàng hải quốc tế.

- Việc hợp tác này có ý nghĩa thế nào với việc bảo đảm chủ quyền trên biển của Việt Nam thưa ông?

- Việc bảo đảm an toàn trên vùng biển của chúng ta vừa thể hiện trách nhiệm quốc tế của ta và đồng thời cũng khẳng định đây là vùng biển của Việt Nam. Quốc tế tôn trọng sự quản lý, quyền tài phán của chúng ta, trên các vùng biển của Việt Nam. Việc bảo vệ an toàn, an ninh hàng hải, tự do thương mại, tự do đi lại trên các vùng biển của các quốc gia, vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của mọi quốc gia. 

- Từ những diễn biến thực tế có thể nhận định, tình hình phức tạp trên Biển Đông chính là chất xúc tác đẩy mạnh hợp tác Việt - Mỹ. Ông nghĩ sao?

- Nếu nói Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ vì tình hình căng thẳng ở Biển Đông thì không đúng. Diễn biến trên Biển Đông không phức tạp thì chúng ta vẫn sẽ hợp tác như thế. Nhưng điều kiện khách quan đẩy mối quan hệ đến mức nào thì không tùy thuộc vào ý chí của chúng ta. Có những cái không có quan hệ mà lại là đồng quan điểm, không bàn bạc gì với nhau nhưng lại cùng lợi ích, thì những cái "đồng" đó tạo ra một mối quan hệ có tính chất tự nhiên hơn.

Vì sao Mỹ lại can dự vào tình hình Biển Đông như thế? Trước hết là vì chính lợi ích chiến lược của Mỹ. Mỹ đã tốn rất nhiều công sức để bảo vệ tự do thương mại trên các vùng biển quốc tế, trên cơ sở luật pháp quốc tế vì nền kinh tế của họ phụ thuộc vào điều đó, đó là chưa kể các hoạt động của lực lượng quân sự Mỹ trên toàn cầu, trên không, trên biển... Việt Nam, cũng như Mỹ và đa số các quốc gia khác trên thế giới đều dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ tự do thương mại, tự do hàng hải trên biển, trên không, đồng nghĩa với việc bảo vệ thềm lục địa 200 hải lý của các nước. Cái đó là cái đồng tự nhiên, chứ Mỹ, Việt Nam hay rất nhiều nước khác không bàn để cùng lên tiếng về việc đó. Chúng ta đã nói nhiều lần, Việt Nam ủng hộ Mỹ và các quốc gia khác tăng cường can dự ở khu vực nếu điều đó phù hợp với mục tiêu bảo đảm hòa bình, ổn định của khu vực, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Chúng ta cần làm cho thế giới hiểu rằng Việt Nam minh bạch trong quan hệ quốc phòng với các nước, trong đó có Mỹ. Chúng ta đã nói là làm, không chỉ riêng với Mỹ, mà với tất cả các nước. Nếu hợp tác mà không bình đẳng, không có lợi và không tôn trọng nhau thì không hợp tác. Hợp tác mà phương hại đến một quốc gia nào thì chúng ta cũng sẽ không làm. Đây là lập trường của chúng ta. Minh bạch, không mập mờ.

Việt Anh (VnExpress thực hiện). 
Viet Nam

Posted in

Spread the love

VỪA HẾT CHUYỆN CÁI THẢM ĐỎ LẠI ĐẾN CHUYỆN "XEM ĐỒNG HỒ"

Lữ Khách
Ý định sẽ viết về chuyện "cái thảm đỏ" nhân chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng đang được đưa ra bàn hai hôm nay nhưng xem ra mọi thứ đã được bình và bàn quá hay tại đây  đây nên đành lối hẹn. Vậy nhưng, đúng là sự đời, có một thì tất sẽ có hai. Nếu chuyện "cái thảm đỏ" được để cập ngay khi TBT Nguyễn Phú Trọng xuống sân bay ANDREW thì trong cuộc hội đàm chính thức với Tổng thống B. Obama chuyện về cái đồng hồ lại được nói đến. 

Chuyện nguyên thủ đeo đồng hồ chắc sẽ không có gì phải bàn tới và cũng không ai mất công, mất việc đến nỗi đưa cái chức năng của cái đồng hồ ra để nói, để bình. Ấy vậy mà, cái đồng hồ trong cuộc gặp sáng nay đã được nói đến như một chi tiết thể hiện nhiều điều hơn công năng của nó. Nghĩa là thông qua nó, người ta có thể phần nào hiểu thêm về một mối quan hệ, về một cuộc gặp mà theo nhiều hãng thông tấn, báo chí thì có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử giữa hai nước; là dấu ấn khó có thể quên trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ. 

Có lẽ cũng phải cảm ơn những người đã theo sát chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng kia bởi dù không hiểu họ tiếp cận chuyến đi từ nguồn nào, từ ai nhưng chính điều đó đã cho chúng ta một cái nhìn tương đối đầy đủ, toàn diện. Và tất nhiên, nhìn nó như thế nào, ra sao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cảm quan, trình độ và cả cảm xúc của cá nhân đó. 

Với riêng chi tiết cái thảm đỏ đã được bàn, nó không chỉ đơn thuần cho chúng ta thấy được cái tài của nền ngoại giao Mỹ trong việc sắp đặt một cuộc đón tiếp có thể nói là "nhất cử lưỡng tiện", không ảnh hưởng tới những vấn đề mang tính nguyên tắc (nhập gia phải tuỳ tục) nhưng vẫn làm vừa lòng các vị khách (Người Mỹ đã bị đưa vào tình thế giải quyết một bài toán tương đối hóc búa về mặt nghi thức ngoại giao: Với họ người đứng đầu một chính đảng không phải là nguyên thủ một quốc gia nhưng vị ấy lại là người sẽ có một cuộc hội đàm với Tổng thống của họ; cho nên, nếu có một sự thiếu tế nhị về mặt nghi thức khi căn cứ theo quy định để tiếp đón thì đương nhiên sẽ không đạt được một tiêu chí mà nền ngoại giao nà cũng cần: Sự hài lòng của vị khách viếng thăm. Họ đã cho phép có thảm đỏ ngay tại sân bay nơi TBT Nguyễn Phú Trọng xuất hiện và với sự linh hoạt này họ vừa không phá vỡ đi các quy tắc ngoại giao được thiết lập từ trước nhưng đồng thời họ vẫn làm hài lòng, thể hiện thiện chí với vị khách và đất nước họ sẽ tiếp đón) mà nó còn gián tiếp chuyển tải một thông điệp về những triển vọng trong tương lai gần. Rằng, người Mỹ đã không còn quá quan trọng vấn đề thể chế chính trị tại Việt Nam và cũng đã đến lúc hai cựu thù nên gác bỏ lại những gì đã diễn ra trong quá khứ để vươn tới một tương lai tốt đẹp. Thiết nghĩ, tất cả những điều đó sẽ không được chuyển tải nếu chi tiết về tấm thảm không được nói, được bàn rầm rộ đến thế!

Chi tiết về "xem đồng hồ" sẽ nói lên điều gì tương tự chăng? 
https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/s526x296/11027963_1443556099285621_8618401772255508270_n.jpg?oh=beb27e8633a5b227643b03257a6973ae&oe=560E0E37
Chi tiết "xem đồng hồ" (Ảnh: Internet). 
Cho đến thời điểm hiện tại tôi không hiểu ai là người xem đồng hồ trước (tổng thống B.Obama hay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (ở bức ảnh nói trên); tuy nhiên phải nói rằng, dù nhìn sự việc ở bất cứ chiều hướng nào thì những ý nghĩ cho rằng, Tổng thống Obama chủ động kết thúc một cuộc làm việc diễn ra rất ngăn ngủi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đem so sánh chuyện Tổng thống Obama tiếp đón Tổng bí thư với một số nhân vật mà người Mỹ vẫn quen gọi là "bất đồng chính kiến" đang sinh sống tại Mỹ là hết sức gượng gạo. 

Có lẽ nên chăng, chúng ta nên bắt đầu câu chuyện từ tính cách người Mỹ. Sự thực dụng không chỉ được thể hiện trong nội dung những cuộc gặp, hội đàm mà người đứng đầu Chính phủ cùng các quan chức của họ sẽ phải thể hiện mà xem chừng, sự thực dụng của họ còn thể hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và đương nhiên, họ cũng không quên gửi gắm vào đó những thông điệp về mặt ngoại giao, về thái độ. Theo đó, việc chủ động kết thúc câu chuyện khi dù bất kể nó đã diễn ra tương đối dài hay vừa diễn ra đều không phải là chuyện ngẫu nhiên và phần nào cho thấy người Mỹ không chỉ giỏi đơn thuần về mặt nghi thức ngoại giao, họ cũng là bậc thầy về sử dụng biện pháp ngoại giao. 

Việt - Mỹ bình thường hoá quan hệ từ năm 1995 và đến năm 2015 thì chặng đường đó đã trải qua 20 năm. Đây cũng có thể là một khoảng thời gian đủ dài, đủ để xoá đi những sự trở ngại, sự mặc cảm về nhau do lịch sử để lại và thậm chí nó còn đủ sức để tạo ra những điều thần kỳ trong mối quan hệ. Tuy nhiên, xem chừng điều đó không đúng với quan hệ Việt - Mỹ sau 20 năm  bình thường hoá quan hệ. Có một sự thật mà lãnh đạo hai nước đã thẳng thắn chỉ ra trong các cuộc viếng thăm vừa qua, đó là: vẫn còn quá nhiều mặc cảm giữa hai nước do các vấn đề lịch sử đem lại; hoạt động giữa hai nước vẫn đang diễn ra hết sức cầm chừng, kiểu vừa hợp tác vừa thăm dò. Đó cũng là lí do giải thích tại sao, báo chí quốc tế gọi chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ là một chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử, là dấu mốc... và theo dự báo của nhiều học giả đó là đánh dấu một sự bắt đầu mới trong quan hệ Việt - Mỹ. Và thông thường, sự bắt đầu nào cũng luôn có những nguyên tắc của nó. Nó không thể diễn ra một cách vồ vập và hai bên có thể một lúc mà sẵn sàng rũ bỏ đi tất thảy những điều vẫn đang đè nặng bấy lâu nay. Tính tự tôn dân tộc cùng lối ứng xử thông thường dù là của Châu Á hay Phương Tây đều không cho phép cả hai được làm như vậy. Cho nên, có thể sự khởi đầu kết thúc tương đối sớm, cuộc gặp diễn ra có vẻ chóng vánh nhưng tất cả vẫn còn ở phía trước! Một số vấn đề dù là cần thiết nhưng không thể nói thẳng ra ngay cuộc gặp đầu tiên, hãy để thời gian minh chứng rằng, việc cuộc gặp diễn ra tương đối lâu hay chóng vánh đều không ảnh hưởng gì tới tương lai của mối quan hệ hai nước. 

Hãy yên chí rằng, với người Mỹ họ sẽ sẵn sàng hi sinh một thứ tầm thường để phục vụ cho ý đồ ngoại giao. Họ sẽ không bao giờ thiển cận đến nỗi trong khi đang muốn thiết lập quan hệ toàn diện với Việt Nam mà sỗ sàng làm những điều dị biệt!

Viet Nam

Posted in

Spread the love

CHUYỆN CŨ KHÔNG NÊN NHỚ VỀ “CỜ VÀNG”

Nhân chuyến công du Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng, một nhóm người đã tụ tập tại trước cửa Nhà Trắng hô các khẩu hiệu chống cộng và ủng hộ VNCH. Họ cầm cờ ba que, ủng hộ một chế độ đã sụp đổ - một chế độ đã gây nên bao nhiêu tội tác cho dân tộc Việt Nam. Những người ủng hộ cho “ba que”, cho VNCH đều có chung một mục đích: lợi ích kinh tế chứ bao nhiêu khẩu hiệu mỹ miều “vì một Việt Nam tươi sáng” thì thật là kệch cỡm. Chuyện xưa không nên nhắc lại nhưng cũng phải nhớ để con người thời đại mới có cái nhìn khách quan đúng đắn về một thể chế đã sụp đổ và lỗi thời.

“Cờ vàng” có đàn áp tôn giáo? Không những có mà còn đàn áp dã man. Chế độ Ngô Đình Diệm đã phá hoại hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước mà Hiệp định Giơnevơ (1954) quy định. Mặc dù VNCH ra sức rêu rao về một chính quyền Cộng hòa, tự do, dân chủ, trong đó có tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam nước ta (1955-1963) thực chất là một chế độ bóp nghẹt tự do dân chủ trong đó có tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Chính sách kỳ thị, đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến “nền đệ nhất cộng hòa” bị sụp đổ. Anh em Diệm, Nhu bị quân đảo chính giết chết một cách thê thảm, gia đình họ Ngô tan tác.
VNCH có bắt bớ vô cớ, đánh đập người dân? Những di tích về nhà tù, hầm thép gai chứng minh cho điêu đó.  Sắc luật 10-59 biến miền Nam thành tòa án phát xít, những luật lệ bạo ngược, những máy chém lưu động giết người khắp thành thị và thôn quê, có những trại giam khổng lồ, giam cầm và tra tấn hàng chục vạn người, giết chết hàng vạn người yêu hòa bình và yêu Tổ quốc. Trong các báo cáo về những tội ác chiến tranh đã ghi lại côn số khủng khiếp trong thời kỳ VNCH: 7 vụ thảm sát từ 1967 đến 1971, trong đó có ít nhất 137 dân thường bị giết; 78 vụ tấn công khác nhau vào những người không tham chiến, trong đó ít nhất 57 người bị giết, 56 người bị thương và 15 vụ cưỡng hiếp; 141 vụ tra tấn những người tình nghi hoặc tù binh chiến tranh. Ngoài 320 vụ việc được xác minh, hồ sơ còn có những tài liệu có liên quan đến hơn 500 hành động tàn ác mà các điều tra viên chưa thể chứng minh hoặc không được quan tâm đến.
Ngoài ra, hệ thống nhà tù thì thật khủng khiếp. Ở đây, tù nhân gần như không được coi là người.Ví dụ như ở nhà tù Côn Đảo,tù nhân phải nằm trên nền xi măng ẩm thấp, không có giường ngủ,đa số bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp do nền nhà ẩm thấp,bị suy dinh dưỡng do không được cho ăn,được chữa bệnh 1 cách đầy đủ.Nhà tù Phú Quốc có những hình thức tra tấn ghê rợn: "đóng kim": dùng những cây kim chích đã cũ, đóng từ từ vào 10 đầu ngón tay.
"chuồng cọp kẽm gai": loại chuồng cọp làm toàn bằng dây kẽm gai, được đan chằng chịt xung quanh và trên nóc. Chuồng cọp này đặt ở ngoài trời trong phân khu. Mỗi phân khu có đến hai, ba chuồng cọp - loại nhốt 1 người và loại nhốt 3-5 người. Kích thước chuồng cọp rất đa dạng, có loại cho tù nhân nằm trên đất cát, có loại buộc tù nhân phải nằm trên dây kẽm gai, có loại chỉ nằm hoặc đứng; có loại chỉ ngồi lom khom; loại phải đứng lom khom, không đứng thẳng được mà ngồi xuống thì sẽ phải ngồi trên dây kẽm gai. Tù nhân phải cởi áo, quần dài, chỉ được mặc quần cụt để phơi nắng, phơi sương, dầm mưa suốt ngày đêm.
"ăn cơm nhạt": tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn.
"lộn vỉ sắt": các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu để mắc vào nhau và lật ngửa làm "đường băng sân bay" rồi bắt tù binh cởi áo, cởi quần ngoài, chỉ còn chiếc quần đùi. người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt lộn ra sau, sau vài lần là lưng người tù tóe máu, đầu bị bứt tóc, tróc da tơi tả.
"gõ thùng": lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi xổm, rồi gõ vào thùng. Tù nhân sẽ bị đau đầu, sẽ bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không khí. Cũng bằng cách gõ vào thùng phuy đổ đầy nước, bên trong thùng là tù nhân. Kiểu tra tấn này có thể khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép của nước. "đục răng" và "bẻ răng": kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa đóng làm răng gãy văng ra.
"roi cá đuối": giám thị dùng những chiếc roi cá đuối dài, đem phơi để đánh tù. Trước khi bị đánh, tù nhân phải cởi áo để bị đánh vào da thịt trần. Roi cá đuối thường quấn lấy thân nạn nhân, rồi giật ra, làm da thịt bị đứt theo. Giám thị sau đó có thể lấy muối ớt xát vào da thịt nạn nhân. Đã có 4.000 người chết trong khoảng thời gian tháng 6/1967 đến 3/1973,hàng chục ngàn người mang dị tật hay bị tàn phế cả đời.
Tổ chức chữ thập đỏ đã đến Côn Đảo vào năm 1969 và 1972,họ đã nhận thấy sự tra tấn tù nhân 1 cách tàn bạo,có hệ thống và kéo dài, 1972. Sau các kết quả điều tra của MACV và Sứ quán Mỹ, Tướng Cao Văn Viên, tổng chỉ huy QLVNCH, vẫn khẳng định rằng các đoàn kiểm tra của tổ chức Chữ thập Đỏ quốc tế đã báo cáo sai lệch về tình trạng ở nhà tù.

Một vài sự kiện lịch sử để nhắn nhủ rằng: người Việt Nam hãy tỉnh táo. Giá trị đạo đức được thể hiện bằng những hành động cụ thể chứ không chỉ những lời đầu môi, những khẩu hiệu đạm mùi đô la của một nhóm người “cù bất cù bơ”.


Viet Nam

Posted in

Spread the love