VỪA HẾT CHUYỆN CÁI THẢM ĐỎ LẠI ĐẾN CHUYỆN "XEM ĐỒNG HỒ"

Lữ Khách
Ý định sẽ viết về chuyện "cái thảm đỏ" nhân chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng đang được đưa ra bàn hai hôm nay nhưng xem ra mọi thứ đã được bình và bàn quá hay tại đây  đây nên đành lối hẹn. Vậy nhưng, đúng là sự đời, có một thì tất sẽ có hai. Nếu chuyện "cái thảm đỏ" được để cập ngay khi TBT Nguyễn Phú Trọng xuống sân bay ANDREW thì trong cuộc hội đàm chính thức với Tổng thống B. Obama chuyện về cái đồng hồ lại được nói đến. 

Chuyện nguyên thủ đeo đồng hồ chắc sẽ không có gì phải bàn tới và cũng không ai mất công, mất việc đến nỗi đưa cái chức năng của cái đồng hồ ra để nói, để bình. Ấy vậy mà, cái đồng hồ trong cuộc gặp sáng nay đã được nói đến như một chi tiết thể hiện nhiều điều hơn công năng của nó. Nghĩa là thông qua nó, người ta có thể phần nào hiểu thêm về một mối quan hệ, về một cuộc gặp mà theo nhiều hãng thông tấn, báo chí thì có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử giữa hai nước; là dấu ấn khó có thể quên trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ. 

Có lẽ cũng phải cảm ơn những người đã theo sát chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng kia bởi dù không hiểu họ tiếp cận chuyến đi từ nguồn nào, từ ai nhưng chính điều đó đã cho chúng ta một cái nhìn tương đối đầy đủ, toàn diện. Và tất nhiên, nhìn nó như thế nào, ra sao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cảm quan, trình độ và cả cảm xúc của cá nhân đó. 

Với riêng chi tiết cái thảm đỏ đã được bàn, nó không chỉ đơn thuần cho chúng ta thấy được cái tài của nền ngoại giao Mỹ trong việc sắp đặt một cuộc đón tiếp có thể nói là "nhất cử lưỡng tiện", không ảnh hưởng tới những vấn đề mang tính nguyên tắc (nhập gia phải tuỳ tục) nhưng vẫn làm vừa lòng các vị khách (Người Mỹ đã bị đưa vào tình thế giải quyết một bài toán tương đối hóc búa về mặt nghi thức ngoại giao: Với họ người đứng đầu một chính đảng không phải là nguyên thủ một quốc gia nhưng vị ấy lại là người sẽ có một cuộc hội đàm với Tổng thống của họ; cho nên, nếu có một sự thiếu tế nhị về mặt nghi thức khi căn cứ theo quy định để tiếp đón thì đương nhiên sẽ không đạt được một tiêu chí mà nền ngoại giao nà cũng cần: Sự hài lòng của vị khách viếng thăm. Họ đã cho phép có thảm đỏ ngay tại sân bay nơi TBT Nguyễn Phú Trọng xuất hiện và với sự linh hoạt này họ vừa không phá vỡ đi các quy tắc ngoại giao được thiết lập từ trước nhưng đồng thời họ vẫn làm hài lòng, thể hiện thiện chí với vị khách và đất nước họ sẽ tiếp đón) mà nó còn gián tiếp chuyển tải một thông điệp về những triển vọng trong tương lai gần. Rằng, người Mỹ đã không còn quá quan trọng vấn đề thể chế chính trị tại Việt Nam và cũng đã đến lúc hai cựu thù nên gác bỏ lại những gì đã diễn ra trong quá khứ để vươn tới một tương lai tốt đẹp. Thiết nghĩ, tất cả những điều đó sẽ không được chuyển tải nếu chi tiết về tấm thảm không được nói, được bàn rầm rộ đến thế!

Chi tiết về "xem đồng hồ" sẽ nói lên điều gì tương tự chăng? 
https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/s526x296/11027963_1443556099285621_8618401772255508270_n.jpg?oh=beb27e8633a5b227643b03257a6973ae&oe=560E0E37
Chi tiết "xem đồng hồ" (Ảnh: Internet). 
Cho đến thời điểm hiện tại tôi không hiểu ai là người xem đồng hồ trước (tổng thống B.Obama hay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (ở bức ảnh nói trên); tuy nhiên phải nói rằng, dù nhìn sự việc ở bất cứ chiều hướng nào thì những ý nghĩ cho rằng, Tổng thống Obama chủ động kết thúc một cuộc làm việc diễn ra rất ngăn ngủi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đem so sánh chuyện Tổng thống Obama tiếp đón Tổng bí thư với một số nhân vật mà người Mỹ vẫn quen gọi là "bất đồng chính kiến" đang sinh sống tại Mỹ là hết sức gượng gạo. 

Có lẽ nên chăng, chúng ta nên bắt đầu câu chuyện từ tính cách người Mỹ. Sự thực dụng không chỉ được thể hiện trong nội dung những cuộc gặp, hội đàm mà người đứng đầu Chính phủ cùng các quan chức của họ sẽ phải thể hiện mà xem chừng, sự thực dụng của họ còn thể hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và đương nhiên, họ cũng không quên gửi gắm vào đó những thông điệp về mặt ngoại giao, về thái độ. Theo đó, việc chủ động kết thúc câu chuyện khi dù bất kể nó đã diễn ra tương đối dài hay vừa diễn ra đều không phải là chuyện ngẫu nhiên và phần nào cho thấy người Mỹ không chỉ giỏi đơn thuần về mặt nghi thức ngoại giao, họ cũng là bậc thầy về sử dụng biện pháp ngoại giao. 

Việt - Mỹ bình thường hoá quan hệ từ năm 1995 và đến năm 2015 thì chặng đường đó đã trải qua 20 năm. Đây cũng có thể là một khoảng thời gian đủ dài, đủ để xoá đi những sự trở ngại, sự mặc cảm về nhau do lịch sử để lại và thậm chí nó còn đủ sức để tạo ra những điều thần kỳ trong mối quan hệ. Tuy nhiên, xem chừng điều đó không đúng với quan hệ Việt - Mỹ sau 20 năm  bình thường hoá quan hệ. Có một sự thật mà lãnh đạo hai nước đã thẳng thắn chỉ ra trong các cuộc viếng thăm vừa qua, đó là: vẫn còn quá nhiều mặc cảm giữa hai nước do các vấn đề lịch sử đem lại; hoạt động giữa hai nước vẫn đang diễn ra hết sức cầm chừng, kiểu vừa hợp tác vừa thăm dò. Đó cũng là lí do giải thích tại sao, báo chí quốc tế gọi chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ là một chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử, là dấu mốc... và theo dự báo của nhiều học giả đó là đánh dấu một sự bắt đầu mới trong quan hệ Việt - Mỹ. Và thông thường, sự bắt đầu nào cũng luôn có những nguyên tắc của nó. Nó không thể diễn ra một cách vồ vập và hai bên có thể một lúc mà sẵn sàng rũ bỏ đi tất thảy những điều vẫn đang đè nặng bấy lâu nay. Tính tự tôn dân tộc cùng lối ứng xử thông thường dù là của Châu Á hay Phương Tây đều không cho phép cả hai được làm như vậy. Cho nên, có thể sự khởi đầu kết thúc tương đối sớm, cuộc gặp diễn ra có vẻ chóng vánh nhưng tất cả vẫn còn ở phía trước! Một số vấn đề dù là cần thiết nhưng không thể nói thẳng ra ngay cuộc gặp đầu tiên, hãy để thời gian minh chứng rằng, việc cuộc gặp diễn ra tương đối lâu hay chóng vánh đều không ảnh hưởng gì tới tương lai của mối quan hệ hai nước. 

Hãy yên chí rằng, với người Mỹ họ sẽ sẵn sàng hi sinh một thứ tầm thường để phục vụ cho ý đồ ngoại giao. Họ sẽ không bao giờ thiển cận đến nỗi trong khi đang muốn thiết lập quan hệ toàn diện với Việt Nam mà sỗ sàng làm những điều dị biệt!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét